Những thói quen nhỏ trong căn bếp giúp bảo vệ môi trường

Các thói quen nhỏ trong căn bếp không chỉ giúp bạn nấu ăn ngon hơn, mà còn có thể giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để thực hiện các thói quen này một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số thói quen nhỏ trong căn bếp giúp bảo vệ môi trường,  tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu lượng rác thải sinh ra. Những thói quen này dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian, bạn có thể áp dụng ngay trong gia đình của mình để góp phần bảo vệ môi trường và cùng nhau chung tay xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta.

Giảm thiểu lượng rác thải tối đa 

Nếu điều này không được thực hiện đúng cách vô hình trung lại tác động tiêu cực ngược trở lại môi trường từ việc chúng ta nấu ăn trong căn bếp gia đình. Dưới đây là một số phương pháp giảm thiểu rác thải hữu ích mà ai cũng nên biết:

Giảm thiểu lượng rác thải tối đa

– Đối với thùng rác: Ưu tiên sử dụng các loại túi nilon dễ dàng tự phân hủy, chất liệu sản xuất thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các loại bao bì thực phẩm, bánh kẹo hay kể cả những tờ báo cũ hoàn toàn có thể được tận dụng để lót thùng rác hoặc làm túi rác. Điều này sẽ giúp mỗi gia đình hạn chế việc thải ra thêm nhiều rác thải gây ảnh hưởng xấu cho môi trường. Và đừng quên phân loại rác đúng quy định nhé!

– Đối với giấy ăn: Thay vì liên tục sử dụng các loại khăn giấy một lần rồi bỏ đi để lau chùi khu vực bếp, bàn ăn khá với số lượng lớn, hãy dùng khăn vải để lau vết bẩn và sau đó giặt sạch, phơi khô cho lần tiếp theo. Có như vậy, lượng rác thải từ khăn giấy lau đã được giảm thiểu đáng kể.

– Đối với màng bọc thực phẩm: Các loại màng bọc thực phẩm nilon bày bán trên thị trường rất được khách tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, với độ “dai” cũng như tần suất sử dụng liên tục trong nhà bếp, sản phẩm này vô tình trở thành tác nhân có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến môi trường xanh. Một giải pháp khá hữu hiệu được nhiều chuyên gia khuyên dùng chính là dùng hộp đựng hoặc túi zip/túi silicone có thể tái sử dụng nhiều lần. Đây là 2 loại túi bảo quản thực phẩm có thể sử dụng nhiều lần, có sức chứa lớn nhưng so với các loại hộp, nó lại không chiếm nhiều không gian khi đặt trong tủ lạnh, tủ đông. Với tác dụng chống rò rỉ chất lỏng ra bên ngoài, an toàn khi sử dụng lò vi sóng trong sức chịu nhiệt độ tới 200 độ C.

Hạn chế dùng chai nước 1 lần

Bạn có biết 1 chai nước nhựa có thể tồn tại qua tới 10 thập kỷ, việc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần không những bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ cả sức khoẻ của bạn. Bởi vì các loại nhựa dùng 1 lần luôn tiềm ẩn những hoá chất nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

Hạn chế dùng chai nước 1 lần

Để tạo thói quen không sử dụng các loại chai nhựa dùng 1 lần, bạn hãy trang bị cho bản thân các loại bình đựng nước, bình giữ nhiệt nhỏ gọn, tiện mang theo khi đi ra ngoài để đựng các loại đồ uống mà bạn ưu thích.

Hạn chế dùng túi nilon

Túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước vì túi nilon lẫn vào đất gây xói mòn, làm đất bạc màu, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.

Hạn chế dùng túi nilon

Vì vậy, thay vì sử dụng túi nilon chúng ta nên thay thế bằng các sản phẩm nhựa, giấy, inox,… có thể tái sử dụng nhiều lần và ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.

Vệ sinh nhà bếp đúng cách 

Nhà bếp là nơi chúng ta chế biến các món ăn mỗi ngày, các loại vị khuẩn, nấm mốc sinh sôi trong quá trình sơ chế, nấu nướng cùng nhiều vật dụng dính dầu mỡ, khói, bụi bẩn,… là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, đúng như câu nói dân gian “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, một căn bếp sạch sẽ, thoáng đãng chắc chắn có ảnh hưởng tốt đến chính người nội trợ.

Vệ sinh nhà bếp đúng cách

Bên cạnh đó, các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên như: chanh, muối, giấm, baking soda,… luôn có sẵn trong bất kỳ căn bếp của mọi gia đình, vậy tại sao chúng ta không tận dụng triệt để công dụng của chúng? Bên cạnh đó, trong xu thế “xanh hóa” cuộc sống nhằm thúc đẩy thói quen sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hiện nay, các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh được sản xuất từ chất liệu, thành phần “xanh” cũng đang nhận được sự ủng hộ lớn từ những người yêu môi trường. Chính vì vậy hãy lưu ý điều này và thay thế ngay các sản phẩm tẩy rửa hóa học hiện có bằng những loại dung dịch thân thiện, phù hợp cho chính căn bếp của bạn cũng như môi trường xung quanh.

– Lau chùi vật chứa đựng và các bề mặt bếp. Khói bụi từ bên ngoài, dầu mỡ, vi khuẩn luôn xuất hiện, bám dính trên các bề mặt kệ, bếp, tường nhà, sàn nhà,… Các bề mặt bếp luôn cần được vệ sinh đầy đủ, đúng cách sẽ đảm bảo chất lượng của đồ ăn trong quá trình sơ chế, nấu ăn cho bữa ăn ngon lành.

– Lau chùi vật dụng sơ chế, nấu nướng. Các dụng cụ như: dao, thớt, xoong, nồi, chảo, lò vi sóng,… luôn tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn trong quá trình nấu nướng, chính vì vậy chúng bị ám nhiều dầu mỡ, vụn thức ăn nên việc lau chùi bộ vật dụng này cẩn thận là điều không thể bỏ qua.

– Vệ sinh, thông tắc chậu rửa. Chậu rửa – Một trong những nơi cần được vệ sinh nhiều nhất nhưng thường xuyên bị bỏ qua. Sự dồn ứ của các loại vụn thừa từ thực phẩm đọng lâu ngày gây ra tình trạng khó thoát nước, bốc mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Chính vì vậy, bên cạnh việc lau chùi các vật chứa, bề mặt bếp và dụng cụ nấu ăn, hãy đừng quên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chậu rửa của khu vực bếp nhé.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được các vật dụng trong gian bếp vừa hữu ích, vừa giúp bảo vệ môi trường để từ đó hướng đến một tương lai xanh đầy bền vững. Đừng quên truy cập phukienbepthanhdat.com thường xuyên nhằm cập nhật các mẹo hay về chủ đề chăm sóc nhà cửa và sức khỏe nhé.

Rate this post