Lò vi sóng không còn là mặt hàng “xa xỉ” đối với các gia đình Việt Nam hiện nay. Với những công dụng nấu chín thức ăn phong phú, lò vi sóng trở thành những thiết bị nấu nướng được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, lò vi sóng có thật sự an toàn khi sử dụng không đúng cách. Với những hiểu biết về lò vi sóng, trong bài viết này Phụ kiện bếp Thành Đạt xin chia sẻ đến các bạn đọc những kinh nghiệm sử dụng lò vi sóng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi dưới đây nhé!

Lò vi sóng có an toàn không?
Lò vi sóng hay còn gọi là lò vi ba vì hoạt động dựa trên sóng vi ba, sóng viba được sinh ra từ nguồn Magnetron được dẫn theo ống dẫn sóng rồi vào ngăn nấu (hay gọi là khoang lò) rồi phản xạ qua lại giữa các vách lò và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi sóng có bước sóng cực kỳ ngắn cỡ 12,24cm, dưới tác dụng của sóng viba các phân tử trong thức ăn chuyển động và va chạm làm nóng thức ăn từ bên trong với thời gian thích hợp sẽ được làm chín
Tại sao sóng viba làm nóng nước, thức ăn mà khó làm nóng các vật dụng đựng bằng thủy tinh hoặc một số loại giấy? Vì bước sóng ở tần số 2450 MHz khó làm nóng các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hoặc giấy. Nhờ đó thức ăn có thể đựng trong các vật dụng này. Hay nói cách dễ hiểu sóng viba không có đủ năng lượng để phá hủy phân tử và gây ra các bệnh lý liên quan đến sức khỏe người sử dụng.
Trên thực tế ngăn nấu của lò vi sóng được thiết kế kim loại hay lưới kim loại bao quanh đảm bảo khi lò hoạt động không bị lọt sóng ra bên ngoài và tiêu tán khi mở cửa lò.
Những dụng cụ nên và không nên cho vào trong lò vi sóng

Những vật dụng sử dụng được với lò vi sóng bao gồm: thủy tinh, nhựa chuyên dụng, không sử dụng các vật dụng nhựa dẻo vì nhiệt từ thức ăn có thể truyền nhiệt sang.
Những vật dụng không được sử dụng trong lò vi sóng: kim loại các vật dẫn được điện hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn bằng kim loại có thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn kèm theo nguy cơ cháy nổ
Tuy nhiên đối với các lò vi sóng kết hợp nướng, thì khi chuyển sang chế độ nướng có thể sử dụng các vật dụng bằng kim loại. Lưu ý đối với các chức năng nấu khác không sử dụng vật dụng đựng bằng kim loại.
Những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng
Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi sóng.
Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn vì sóng không được hấp thụ bởi thức ăn sẽ phản xạ qua lại sẽ phá hủy lò. Nên thường xuyên để 1 cốc nước trong lò bởi khi người khác không biết vô tình bật lò hoạt động thì vẫn an toàn.
Những thức ăn có vỏ mọng hoặc vỏ kín như trứng, sò,… trước khi cho vào lò vi sóng nên đục lỗ hoặc xăm lỗ vì do áp suất bên trong thức ăn lớn hơn sẽ làm thức ăn phát nổ.
Khi lò bị rơi, hoặc có vấn đề nên gọi cho nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để kiểm tra cửa lò có bị hở không, các ngăn chứa có đảm bảo độ kín không bị lọt sóng ra ngoài không?
Những thứ sẽ gây hại cho sức khỏe nếu nấu bằng lò vi sóng

Sữa mẹ
Sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe sơ sinh và trẻ nhỏ, chứa nhiều kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn cho bé trong những tháng đầu đời. Tạp chí Pediatrics đã làm 22 mẫu thí nghiệm sữa đông lạnh được hầm bằng lò vi sóng và kết quả cho thấy nếu hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng làm tăng vi khuẩn E-coli gây ra các bệnh bề đường ruột cao gấp 18 lần so với những cách hâm nóng thông thường. Ngoài ra việc hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng còn làm giảm hoạt động của hệ enzyme một cách đáng kể, đồng thời cũng sản sinh ra những vi khuẩn có hại cho trẻ.
Bông cải xanh
Vẫn có thể dùng lò vi sóng để chế biến bông cải xanh, tuy nhiên việc chế biến bằng lò vi sóng sẽ làm giảm chất dinh dưỡng có trong bông cải. Nếu dùng lò vi sóng chỉ để hấp cũng mất 11% chất chống oxy hóa trong bông cải xanh, thậm chí nếu dùng lò vi sóng để luộc bông cải thì mất đi 97% chất chống oxy hóa có lợi.
Trái cây đông lạnh
Việc dùng lò vi sóng để làm rả đông trái cây sau khi lấy ra từ tủ lạnh có thể chuyển hóa glucoside thành glactacside có lợi thành những chất gây ưng thư. Do vậy, chỉ nên rả đông trái cây bằng cách tự nhiên.
Thức ăn bọc bằng nhựa hay các vận dụng bằng nhựa
Khi bạn dùng lò vi sóng để nấu các thưc ăn đặt trong khay nhựa có thể tạo ra những chất gây ung thư, thậm chí vỏ nhựa còn tạo ra các chất độc hại gây ung thư vào thức ăn.